Xóm 11 xã Xuân Vinh,Xuân Trường,Nam Định

Linh mục quản xứ: Phê rô Nguyễn Đức Long

ĐT:03503.759 388

 

  1. Vị trí:

“Nam Điền” Hai tiếng thân thương, quý mến biết bao. Từ xa xưa, hai tiếng đó đã lắng đọng trong tiềm thức của mỗi người dân Nam Điền chúng ta.
Với mảnh đất thân yêu này, trên ba thế kỷ qua còn là bãi bồi của biển Đông, mọc dày lau lác. Là tổ ấm của chim muông cầm thú lương nhờ kiếm ăn….

Sông Sò dòng nước lững lờ trôi
Đông Nam cuồn cuộn bãi biển bồi
Nổi lên khu đất ruộng, dài quá!
Đó là Nam Điền chính giáo xứ tôi.

Phía Bắc: Giáp đường quốc lộ 489 Phía Tây và phía Nam: Giáp làng tôn giáo bạn là dải đất liền xóm Đông Thành. Phía Đông: Tiếp giáp Sông Sò – Con sông bắt nguồn từ cửa sông Ngô Đồng (chi nhánh của sông Hồng) chảy xuôi ra phía Nam Biển, gọi là sông Lạn Môn (Quất lâm – Hà Lạn). · Về phía Bắc giáo xứ Nam Điền là đền Thánh Phú Nhai, thẳng trục đường nhựa dài trên 3km – Đền Thánh như ấp ủ lấy giáo xứ. · Xa xa về phía Tây Bắc là nhà thờ Chính Tòa – thủ đô của Giáo Phận Bùi Chu. Cách giáo xứ chừng 4,5km theo đường chim bay.

  1. Đón nhận Tin Mừng

Nam Điền là một giáo họ nhỏ bé, được thành lập vào những năm cuối thế kỷ XVII (1770). Với gần hai mươi hộ, do hai dòng tộc: Họ Trần và Họ Phan hình thành. Tổ tiên Nam Điền, xưa kia là một số các cụ từ miền Thượng Du chuyển cư xuống và một số người từ Làng Trà Lũ giãn dân ra khai hoang vỡ hóa. Địa danh Nam Điền là một bãi biển bồi ở phía Nam Tổng Trà Lũ. Hết thảy mọi người trong họ lúc đó làm nghề nông (canh điền), tôn nhận Thánh Giuse làm quan thầy gọi là (Họ Thánh Giuse Nam Điền). Ngày nay, Nam Điền thuộc xã Xuân Vinh – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định. Theo: Home dóc e’can (Khâm định sử) Ngay từ buổi bình minh, người dân Nam Điền đã được diễm phúc các Đấng thừa sai của giáo sĩ Inikhu người Bồ Đào Nha tới rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô. Trải qua gần ½ thế kỷ, đến năm 1740 – Nam Điền đã xây dựng được ngôi giáo đường nhỏ, lúc đó thuộc về Bắc Tỉnh (Giáo phận đàng ngoài).

  1. Thời “phân sáp”

Cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng! Người Nam Điền đang tưng bừng làm ăn xây dựng cuộc sống tốt đạo – đẹp đời thì phong ba ập tới. Đó là thời kỳ cấm đạo “Da tô” của các vua chúa phong kiến – khiến cho các tín hữu Tiền nhân Nam Điền cùng phải gánh chịu số phận.

Đạo công giáo qua nhiều thử thách

Mấy trăm năm cấm cách tràn lan

Qua bốn giai đoạn giai đoạn gian nan

Đời sống tín hữu khó khăn nặng nề.

************

Thời kỳ đầu vua Lê Chúa Trịnh (1650 – 1752) Thời kỳ hai Minh Mệnh lên Ngôi (1834 – 1847) Thời kỳ ba Tự Đức ra đời (1847 – 1864) Giai đoạn bốn là thời Văn Thân (1881 – 1888) Các vua quan này ra sức bách hại đạo Công giáo rất tàn nhẫn. Họ ra nhiều kế hoạch, sắc chỉ cấm đạo – nhất là thời vua Tự Đức. Tự Đức lên ngôi năm 1847, vua này tán sát đạo Gia Tô bằng nhiều cách, nhiều thủ đoạn man rợ hơn các vua trước. Ngày 05 tháng 08 năm 1860 (Canh dần) Tự Đức ra sắc chỉ “Phân sáp”: Cứ 5 người lương dân quản 1 người đạo giáo. Nhưng số người lương dân ở các làng thì đông, nên quan Nguyễn Đình Tân (còn lấy tên là Nêrô) truyền: Cứ 20 người lương dân quản lý 1 người đạo giáo – còn trẻ em thì người lương quản trị cả. Các thánh đường và nhà dân đều bị cướp đoạt và phá hủy. Phong ba ập tới giáo họ Nam Điền: Ngày 05 tháng 04 năm 1862 (năm Nhâm Tuất) quan quân ập vây làng Nam Điền, đã bắt các ông:

  1. Giuse Tuấn – 41 tuổi
  2. Phêrô Huyến – 42 tuổi
  3. Đaminh Hòa – 36 tuổi
  4. Giuse Vĩnh – 41 tuổi
  5. Giuse Sửu – 34 tuổi
  6. Giuse Hoan – 36 tuổi
  7. Giuse Uẩn – 23 tuổi
  8. Giuse Tuyên  – 37 tuổi
  9. Giuse Hoàn – Chưa rõ án tích
  10. Giuse Thể – Chưa rõ án tích

Tất cả 10 ông bị bắt, bị trói và giải về phủ Xuân, tỉnh Nam Định. Các ông bị đòn vọt tra tấn, bị đói khát mà vẫn:

Dù nghèo khó chẳng thay đức độ

Dù gian nan chẳng phụ lời thề

Vững tin đạo Chúa một bề

Tuyên xưng Danh Chúa gương kề vẫn khinh.

Ở trong tù, các ông phải mang xiềng gông. Nhưng vẫn vui vẻ động viên khích lệ lẫn nhau, quyết chí một lòng xưng đức tin. Quan biết rằng không khuất phục được nên đã đệ án lên vua xử trảm. Được vua Tự Đức phê y bản án. Đúng ngày 07 tháng 06 năm 1862 (Nhâm Tuất) quân quan điệu các Ngài đi xử tại huyện Quỳnh Côi (Thái Bình). Khi đến pháp trường, quan còn dở trò dụ dỗ “Nếu quá khóa thì được tha” song các ông không chịu nghe lời đường mật, vẫn hợp ý cùng nhau mà cầu nguyện để được vững vàng xưng đạo Chúa ra trước mặt thiên hạ. Vì thế, lý hình trói các Ngài vào mỗi người một cây cọc đã chôn chắc chắn sẵn xuống đất, rồi theo lệnh chiêng, trống mà chém đầu các Ngài.

Máu đào lai láng đổ ra

Chứng minh Đạo Chúa thật là trung kiên

Khi dong ra pháp trường và xử trảm thì có bà Maria Mãn vợ ông Sửu đã lén lút theo các ông cùng với một số giáo hữu gần đó chôn thi hài các Ngài, rồi về thông tin cho giáo họ Nam Điền. Sau này, khi được lệnh tha đạo thì giáo dân nam Điền cải Hài cốt các Ngài về bản hương, táng tại đầu thành đường. Năm Quý Dậu 1873, khi vua Tự Đức ban lệnh tha đạo thì các tín hữu bị phân sáp ở các làng lương dân, hớn hở trở về quê hương. Các xứ họ nói chung, giáo họ Nam Điền nói riêng lại được hồi sinh. Nam Điền chúng ta: “Để tạ ơn Chúa, Mẹ Maria, Thánh Giuse quan thầy” bằng việc làm cụ thể đó là: để có nơi cầu nguyện chung. Giáo họ bắt tay xây dựng lại ngôi Thánh Đường bằng gỗ lim ròng chạm trổ cầu kỳ, hoa văn uyển chuyển. Ngôi Thánh Đường luồng giữa rộng 3m, hai luồng cạnh, mỗi luồng rộng 2m. Với chiều dài 12m, tổng diện tích 84m2. Dưới sự chỉ đạo của Đức Cha Hòa và Cha Chính Ninh. Ngôi Thánh Đường hoàn thành vào năm Canh Thìn 1880, do ông trùm Đốc Cơ làm chánh đốc công.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here