Quốc phụ của nước Mỹ, George Washington trong nguyên tắc lập quốc, ở mục thứ năm, đã biểu thị công khai với nhân dân rằng: “Vạn vật trên thế gian đều do Thượng đế sáng tạo, vì thế trước mặt Thượng đế, tất cả nhân loại đều hưởng sự phù hộ như nhau, cũng như gánh vác trách nhiệm ngang nhau”.
Nhà triết học, nhà tư tưởng khai sáng người Anh sống vào thế kỷ 17, John Locke có những tư tưởng vô cùng độc đáo về sự tồn tại của những đấng siêu nhiên.
John Locke: Sự tồn tại của Thượng đế là kết luận đơn giản của suy nghĩ có lý trí
Đại đa số người Trung Quốc đều tin vào thuyết vô Thần. “Thượng đế tồn tại không? Tôi tại sao không thấy?”, đối với họ mà nói thì vấn đề tồn tại của Thượng đế hay Thần Phật là việc rất phức tạp, huyền bí. Nhưng John Locke cho rằng, đây là sự việc rất đơn giản, Thượng đế đương nhiên tồn tại rồi. Tại sao?
Người ta ai ai cũng tin rằng bản thân mình tồn tại, cái này không cần chứng minh, cũng như Descartes đã nói: “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”, người có thể cảm thụ được bản thân thì đã đủ biết mình tồn tại rồi. Cho nên John Locke nói, sự tồn tại của Thượng đế là có đạo lý giống thế, dùng suy nghĩ lý trí nghĩ một chút là có thể đạt được kết luận đơn giản.
Ông nói, mọi vật trên thế giới này, sự vận chuyển của tinh cầu (ngôi sao), sự sinh trưởng của vạn vật, sự kỳ diệu của các bộ phận như tai, mắt của con người… hết thảy những thứ đó có thể do vận động hỗn loạn mà tự nhiên hình thành không? Dẫu là một cây bút chì nhỏ bé trong tay, chúng ta đều biết nó không phải do gỗ và carbon va chạm vô cớ tạo thành mà là do con người tạo ra.
Vũ trụ này đầy rẫy các loại cơ chế phía sau sự vật khiến người ta kinh ngạc. Sự tồn tại và vận chuyển có thứ tự của các thiên thể toàn vũ trụ có thể vô duyên vô cớ như vậy được không? Chín hành tinh lớn xoay quanh Mặt Trời cũng là điều ngẫu nhiên sao? Đằng sau đó cũng là những quy luật vật lý tương tự.
Người theo thuyết vô Thần là người không suy nghĩ vấn đề “Thần có tồn tại không?” một cách có lý tính
John Locke cho rằng, giống với quy luật tự nhiên, chỉ cần dùng tư duy lý tính đơn giản là có thể biết vạn vật trong vũ trụ sở dĩ tinh xảo, đẹp đẽ đến vậy là do những sinh mệnh cao cấp hơn, có trí huệ hơn con người tạo ra. Người theo thuyết vô Thần không muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về sự tồn tại của Thần nhưng họ lại rất vội vàng và mù quáng khi đưa ra kết luận phủ định Thần.
Thuyết vô Thần thường cho rằng thuyết hữu Thần là không lý tính nhưng thực ra người theo thuyết vô Thần mới là không có lý trí. Những người vô Thần tin chắc tất cả những điều thần kỳ trên thế giới chắc chắn không có nguyên do, mà là “tự nhiên” tồn tại. Nhưng ngay cả hai nhà Vật lý vĩ đại đặt định cho cơ học cổ điển và cơ học lượng tử là Newton và Einstein cũng đều có tín tâm mạnh mẽ vào Thần.
Newton là một giáo đồ Cơ Đốc thành kính, thường ở trong khám phá đối với tín ngưỡng mà nghĩ đến khoa học, trong suy nghĩ tìm tòi đối với khoa học mà nghĩ đến tín ngưỡng. Newton trước sau tin chắc rằng: “Thần mới chính là chủ nhân thật sự sáng tạo nên hệ Mặt Trời vô cùng tinh xảo này”.
Albert Einstein thì nhìn nhận khoa học, Thần học và Phật học như thế nào? Einstein khẳng định rằng ông tin vào Thần: “Vì vậy, khoa học hôm nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn còn chưa có phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”. Khi Einstein nghiên cứu kinh Phật càng cảm khái từ tận đáy lòng mà thốt lên rằng: “Sau này nếu như có điều gì có thể thay thế được khoa học thì đó chính là Phật Pháp”.
Thượng đế là sinh mệnh cao hơn con người đồng thời cũng là nghệ thuật gia vĩ đại
John Locke cho rằng, chúng ta biết con người có lý tính, có năng lực suy luận, mà sinh mệnh tạo ra con người là cao hơn con người, đương nhiên họ cũng có năng lực suy xét, nhưng ở cấp độ cao hơn và mạnh hơn. Con người chúng ta tự nhiên sẽ có tiêu chuẩn về đúng và sai, chính nghĩa và bất nghĩa. Thế thì những vị Thần tạo ra con người, họ chắc chắn cũng có tiêu chuẩn của họ, chỉ có điều là cao hơn và chuẩn xác hơn.
Khi người ta nghe thấy người kia sám hối về những sai lầm của bản thân, người thấy được điều đó sẽ tha thứ cho anh ta/cô ta. Mà những sinh mệnh tạo con người tất nhiên cũng có những phẩm chất khoan dung tha thứ tương tự. Nhưng là rộng lớn và vĩ đại hơn. John Locke thậm chí cho rằng, Thượng đế hẳn là rất hài hước, vì con người có phẩm chất hài hước. Thượng đế cũng hẳn là nghệ thuật gia đại tài, vì trong những điều đẹp đẽ mà Ngài đã tạo trên, bạn có thể thấy được tính nghệ thuật trong đó. Sự tồn tại của Thượng đế như đã nói ở trên, thực ra chỉ cần phóng tầm mắt nhìn là sẽ biết, giống như bạn biết sự tồn tại của mình vậy, đây là hiển nhiên.
William Blackstone: Thượng đế cũng cấp cho thế giới những quy tắc cần phải tuân theo
Một luật sư người Anh tên Blackstone là người sáng tạo ra chương trình dạy học cho ngành luật lần đầu tiên ở Đại học Oxford, sớm hơn Hiến pháp Hoa Kỳ mấy chục năm. Blackstone cũng là một người rất có ảnh hưởng đến những Tổng thống lập quốc của nước Mỹ thời đó. Blackstone nói, Thượng đế tạo ra thế giới, đương nhiên cũng cấp cho thế giới những quy tắc cần tuân theo. Hơn nữa ông còn nói, Thượng đế không thờ ơ lãnh đạm mà Ngài thật sự đáp lại lời cầu nguyện.
Cho nên thời đó tại nước Mỹ, rất nhiều người thường cầu nguyện, thậm chí họ thường không ăn, sau khi tắm gội sạch sẽ mới ăn chút đỉnh. Vì khi có sự việc cần nói với Thượng đế, họ muốn thân thể và tâm hồn được thuần tịnh rồi mới đi cầu nguyện. Washington trong buổi nhậm chức của mình có nói một câu như thế này: “Không có một quốc gia nào chấp nhận và sùng bái sự hiện diện của Thượng đế hơn nước Mỹ”.
Đến gần đây, nhân ngày Độc Lập của nước Mỹ (ngày 4/7) năm 2017, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump đã có những phát biểu như sau: “Quyền tự do tín ngưỡng của chúng ta được gìn giữ trong tu chính đầu tiên của Tuyên ngôn Nhân quyền. Các nhà sáng lập nước Mỹ đã dẫn chứng về Đức Sáng Thế 4 lần trong Tuyên ngôn Độc lập”.
Ông còn nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa Trời”.
Blackstone nói thêm: Thượng đế thực ra có đáp lại lời cầu nguyện, Thượng đế ở ngay cạnh chúng ta. Sau khi Ngài tạo ra thế giới không phải ở nơi rất cao nào đó mà không quản chúng ta, Ngài ở ngay cạnh bạn.
Những vị lãnh đạo của nước Mỹ qua các thời kỳ, phần lớn đều tin và thực hành theo lời răn dạy của Thượng đế. Thần lực của Thượng đế chính là cách nhìn của Washington thời đó cho đến quan điểm của những vị Tổng thống lập quốc sau này. “In God We Trust” (Chúng ta tin vào Chúa) là phương châm nền tảng lập pháp của Hoa Kỳ, cũng xuất hiện trong tất cả các loại tiền tệ của nước Mỹ.
Khi người Mỹ đứng trước tòa án, trước phiên điều trần quốc hội hoặc khi Tổng thống nhậm chức, họ phải tuyên thệ với Thượng đế, là nói lời trung thực hoặc tận tụy với nhiệm vụ của mình. Ông Blackstone nói rằng đây không phải là một hình thức, mà là niềm tin của đất nước cũng là một trong những nguyên tắc lập quốc Hoa Kỳ.
Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là Abraham Lincoln đã nói rằng: “Không nên đối xử tàn ác đối với bất kỳ ai, hãy dùng tình yêu thương tinh khiết, thánh thiện đối đãi với tất cả mọi người. Thượng đế đã ban tặng trí tuệ để giúp ta phân biệt đâu là chính nghĩa, để ta kiên định tin vào chính nghĩa”.
Còn bạn thì sao, bạn có tin vào Thượng đế hay không?
Mạn Vũ
Theo Secretchin