Từ năm 1873 (Quý Dậu) đến năm 1936 (Bính Tý)  là thời kỳ Đức Cha Hòa chủ chăn giáo phận. Đức Cha chuyển giáo họ Nam Điền trực thuộc xứ Phú Nhai.

Năm 1917 (Đinh Tỵ) số nhân danh trong họ là 414 người. Khi đó giáo họ được chính thức tôn nhận Thanh Giuse thợ là Quan Thầy, lễ kính vào ngày 01 tháng 05 hàng năm.

Năm Đinh Sửu 1937 Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn chuyển giáo họ trực thuộc xứ Kính Danh. Thời kỳ đó có các cha coi sóc

  1. Cha Thông
  2. Cha Hạnh
  3. Cha Luật
  4. Cha Tân
  5. Cha Rương
  6. Cha Bằng

Năm Mậu Dần (1938) số nhân danh trong họ đã lên tới 500 người. Lúc đó, ngôi Thánh Đường của giáo họ bị xuống cấp nghiêm trọng, nhu cầu cấp bách phải xây dựng lại Thánh Đường cao, rộng hơn.

Được Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn cho phép, Cha Hạnh trực tiếp đốc công, ban thi công gồm có các ông:

  1. Ông Trùm Nghĩa
  2. Ông Trùm Tài
  3. Ông Trùm Độ

Ba ông Trùm đã cùng toàn thể giáo dân khởi công xây dựng Thánh Đường mới, hai hàng cột lim, với kích thước: Dài 32m; rộng 10m; cao 10m. Tổng diện tích là 320m2.

Cây tháp cao 25m. Đại công trình xây dựng Thánh Đường và tháp chuông hoàn thành năm Canh Thìn (1940)

Đặc biệt cây tháp cao nhất so với các họ lẻ thuộc xứ Phú Nhai bấy giờ. Đây còn là biểu tượng hiên ngang, kiêu hãnh với các làng tôn giáo bạn xung quanh vùng.

Tháp cao ngất

Chuông bộ đổ hồi

Sáng tối ngân nga

Ba quả chuông lớn

Đáng kể là quả chuông Tây nặng 200Kg; Một quả chuông Nam nặng 60Kg.

Trong nhà thờ: Tòa sơn son thiếp vàng chính giữa. Thánh Giuse quan thầy đệ nhất của giáo họ ngự ngai. Hai tòa luồng sườn: bàn toàn phía Bắc là tòa Mẹ Rosariô, bên phía Nam là tòa kính Thánh Gia.

Giáo họ sắm hai bộ kiệu sơn son thiếp vàng óng ánh.

Chung quanh Thánh Đường: Đường kiệu khang trang rộng rãi.

Do hoàn cảnh kinh tế, mặt khác cũng là để giãn dân lập ấp năm Mậu Dần (1938) ¼ số dân đi lập ấp ở xã Giao Long và thành lập ra giáo họ Nam Long, thuộc Giáo xứ Phú Ninh.

Năm Tân Tỵ (1941)  lại thêm một số người đi lập ấp tại Mễ Lâm huyện Nghĩa Hưng, thành lập giáo họ Nam Điền Giáo xứ Quần Vinh.

Năm Giáp Thân (1944) giáo họ khởi công xây dựng nhà phòng. Khi đang tập trung đóng rui thì gặp nạn đói hoành hành. Đó là nạn đói tháng 3 năm Ất Dậu (1945), đã là chết 300 người. Khi đó, số người còn sống sót cũng mặt xanh, lanh vàng. Thảm cảnh này khiến cho việc làm nhà phòng bị đình trệ lại.

Mãi đến năm Đinh Hợi 1947 thì mới hoàn thành.

Sự kiện nổi bật: Ngài 29 tháng 04 năm 1951 (Tân Mão), Đức Thánh Cha Piô XII phong chân phước 26 Đấng Thánh tử đạo Việt Nam trong đó có Á Thánh Giuse Trần Văn Tuấn là Thánh tử đạo quê hương Nam Điền.

Thật là niềm vui khôn tả. Một ngày hội lớn trên quê hương Nam Điền nhỏ bé. Cuộc rước được tổ chức một cách đặc biệt long trọng, trang nghiêm. Trên quãng đường dài 3km – Bảy kiệu vàng rước Thánh Giuse Trần Văn Tuấn từ Đền Thánh Phú Nhai về nhà thờ họ Nam Điền, để tôn kính Ngài trên tòa vàng.

Năm Quý Mão (1953), do hậu quả của chiến tranh Pháp – Việt, tàn phá đã làm cháy ngôi nhà phòng và 12 ngôi nhà của giáo dân trong họ.

Vụ cháy như một cột lửa khổng lồ, làm chết hai người.

Năm Giáp Thìn (1954) số giáo dân trong họ có 405 người, hơn ½ số nhân danh đã di cư vào Miền Nam kiếm kế sinh nhai.

Năm Ất Tỵ (1955) do thiếu các Đấng chủ chăn, khó khăn về mục vụ nên cha chính giáo phận Giuse Phạm Năng Tĩnh đã chuyển giáo họ về trực thuộc xứ Phú Nhai. Ngày 27/09/1961 Đức Cha Giuse Phạm Năng Tĩnh ban sắc Rosa để ta hưởng nhờ ơn ích kinh Mân Côi.

Từ thời này, lòng đạo của giáo họ ngày càng gia tăng, sốt sắng nên nhiều năm liên tục được hưởng giải nhất về kinh văn – giáo lý toàn miền Bùi Chu, Phú Nhai, kể từ các năm 1956 – 1967. Và đặc biệt năm 1993 có 240 người được Đức Cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất phát bằng Giáo lý đợt I, đạt tỷ lệ xấp xỉ 38% nhân danh.

Năm Canh Thân (1980) số nhân danh trong họ có 507 người, đã đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Châu Pha, huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa hơn 100 người.

Năm Tân Dậu (1981) giáo họ lại có 52 người đinh khai hoang ở Buôn Mê Thuật.

Đặc ân ngày 19/06/1988 (Mậu Thìn) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Thánh Giuse Trần Văn Tuấn lên bậc Hiển Thánh cùng với 117 vị Thánh anh hùng tử đạo Việt Nam tại Giáo Đô Rooma.

Thật là ngàn năm có một, lại một lần nữa Giáo họ Nam Điền tưng bừng, náo nhiệt rước mừng Thánh Tổ bản hương, cuộc cung nghinh Thánh cốt và chân dung Ngài quanh Thánh Đường Giáo họ, Thánh cốt và chân dung Ngài được tôn kính trên tòa vàng Giáo họ và còn được tôn kính tại Đền Thánh Phú Nhai dưới tòa cha Thánh Mậu, tại Đền Thánh Quần Phương, tại Tp Hồ Chí Minh, tại  Giáo xứ Châu Pha (Bà Rịa), tại Ninh Cù (Kiên Giang) Miền Nam, tại Hoa Kỳ.

Năm Canh Ngọ (1990) Giáo họ xây dựng lại nhà hội quán.

Năm Canh Thân (1992) Giáo họ xây dựng lại ngôi nhà phòng cao tầng.

Ngày 03/12/1996 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công nhận và ban sắc phép lành Tòa Thánh cho Giáo xứ Nam Điền và được Đức Cha Giáo Phận cắt phiên chầu lượt.

Kể từ năm Ất Mùi (1955) đến năm Bính Tý (1996) Giáo họ thuộc về Giáo xứ Phú Nhai.

Ngày 20/07/2007 Giáo xứ Nam Điền tách biệt độc lập khỏi xứ Phú Nhai do ch Vinhsơn Nguyễn Văn Hiến coi sóc.

Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian, cùng với thiên tai tàn phá và cuộc chiến tranh Mỹ – Việt, ngôi Thánh Đường bị xuống cấp trầm trọng, không an toàn cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ và các buổi phụng vụ. Nay cộng đoàn chung tay góp sức xây dụng lại ngôi Thánh Đường mới có chiều dài: 46m; rộng 14m; hai tay Thánh dài 23m với tổng diện tích là: 700m2.

Ngày 15 tháng 02 năm 2005 toàn thể cộng đoàn Giáo xứ khởi công ngôi thánh đường mới dưới sự chỉ đạo của Cha xứ

Giuse Phạm Ngọc Oanh 2005

Cha xứ Vinh sơn Trần Ngọc Bút 2006

Cha xứ Vinh sơn Nguyễn Văn Hiến 2007

Và sự nâng đỡ và giúp sức của các cha quê hương Nam Điền và quý vị ân nhân. Đặc biệt là Cha Chánh Văn Phòng Giáo phận – Giuse Trần Thiện Tĩnh

Ban Đốc công Thánh Đường gồm:

Ông trùm cố: Vinh sơn Trần Thiện Hữu cùng toàn thể Ban Hành Giáo tân cựu.

Ngày 15/02/2008 Giáo xứ lại bắt tay xây dựng Ngôi nhà Giáo lý sau 10 tháng thi công ngôi nhà Giáo lý 2 tầng gồm 500m2 đã được hoàn thành ngày 10/12/2008. Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Đệ và 30 cha về làm lễ cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng.

Cùng thời điểm này, Cộng đoàn Giáo xứ thi công con đường trải nhựa từ  đường quốc lộ 48 thẳng tắp vào tới Giáo xứ.

Năm 2014: Ngôi Thánh Đường mới nguy nga của Giáo xứ được hình hoàn thành. Và được Đức Cha Tô Ma Vũ Đình Hiệu cắt băng khánh thành và làm phép nhà thờ vào ngày 22 tháng 10 năm 2014.

Muốn có được ngôi Thánh đường có diện tích 700m2, phải trải qua bao gian truân vất vả về sức người sức của của bà con trong Giáo xứ như: di dời một số hộ dân sống cạnh bên Thánh Đường đi nơi khác để lấy mặt bằng xây nhà thờ mới.

Danh sác các Cha đã trông coi (1955 – 2018)

  1. Cha Giuse Phạm Xuân Thu
  2. Cha Micae Lương Huy Hân
  3. Cha Chính Giuse Hoàng Sinh Huy
  4. Cha Đaminh Lê Hữu Cung (về sau làm Giám mục giáo phận)
  5. Cha Phêrô Lê Hoàng Thang
  6. Cha Chính Phanxicô Phạm Hoan Đạo
  7. Cha Giuse Đinh Xuân An
  8. Cha Giuse Phạm Ngọc Oanh
  9. Cha Vinhsơn Trần Ngọc Bút
  10. Cha Vinhsơn Nguyễn văn Hiến
  11. Cha Giuse Phan Văn Phong
  12. Cha Phêrô Nguyễn Đức Long

Nam Điền muôn quý ngàn yêu

Êm êm như tiếng sáo diều véo von

Sinh ra được những người con

Suốt đời tận hiến sắt son Tin mừng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here